Bệnh máu trắng là gì? Nguyên nhân và cách chữa bệnh máu trắng
Bệnh máu trắng là gì? Đọc ngay để tìm hiểu thời gian sống của bệnh nhân mắc căn bệnh này, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bệnh máu trắng hiệu quả.
Bệnh máu trắng là gì mà khiến nhiều người ám ảnh tới vậy? Bệnh máu trắng luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ đối với sức khỏe con người. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng của người mắc phải. Akina xin gửi tới bạn tất cả những thông tin liên quan thông qua nội dung dưới đây!
Nội Dung Bài Viết
Tìm hiểu chi tiết bệnh máu trắng là gì?
Bệnh máu trắng là một dạng ung thư máu rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy, cụ thể bệnh máu trắng là gì? Bệnh máu trắng còn biết đến với tên gọi là bạch cầu cấp, là 1 dạng bệnh ung thư máu trong đó những tế bào bạch cầu có sự bất thường trong quá trình phát triển.
Bệnh máu trắng xảy ra do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, chúng sẽ được nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ ứ đọng trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo.
Bệnh máu trắng khá phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 30% số bệnh nhi ung thư. Thống kê mỗi năm tại Mỹ, cứ hơn ba phút lại có một người chẩn đoán mắc ung thư máu, cứ sau 9 phút có một người tử vong.
Tìm hiểu chi tiết bệnh máu trắng là gì?
Bệnh máu trắng có chữa được không?
Bệnh máu trắng có chữa được không chính là mối quan tâm của bất cứ ai có người thân mắc căn bệnh này. Thực tế, nếu trẻ vừa sinh ra đã được chẩn đoán bệnh máu trắng thì hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào điều trị được. Các phương pháp điều trị hiện nay đều mới áp dụng được khi bệnh nhân trên 1 tuổi. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hiện nay căn bệnh này chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Bệnh máu trắng có nguy hiểm không?
Bệnh máu trắng có nguy hiểm không cũng là điều băn khoăn của bất cứ ai không may bị mắc căn bệnh này hoặc có người thân mắc căn bệnh này. Khi mắc căn bệnh này bạch cầu sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với hồng cầu làm cho quá trình vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu bị hạn chế. Các tế bào máu bạch cầu của người máu trắng tiêu diệt cả những tế bào bình thường của cơ thể, dẫn tới việc không hoạt động hiệu quả, từ đó khiến cho người bệnh máu trắng thiếu máu đến chết. Do đó, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu?
Bệnh máu trắng có phải là ung thư máu? Câu trả lời là hoàn toàn chính xác. Bệnh máu trắng là bệnh ung thư duy nhất được xác nhận là không hình thành khối u rắn.
Bệnh máu trắng dấu hiệu
Các triệu chứng bệnh có thể rất khác nhau tùy từng đối tượng. Bệnh máu trắng dấu hiệu thường gặp ở bao gồm:
Thiếu máu: Một vài trẻ cảm thấy kiệt sức hay mê sảng, các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, da xanh tái và thở gấp. Cơ thể không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu và dẫn đến hiện tượng thiếu máu.
Đau xương khớp: Một vài trẻ có thể thấy đau vùng lưng dưới, đi lại không vững do bị đau chân. Các tế bào máu bị sản sinh nhanh một cách bất thường dẫn tới hiện tượng đau xương và khớp.
Sưng tấy: Các triệu chứng thường gặp như nhức đầu, hoa mắt, vùng đầu, cánh tay và ngực trên của bệnh nhân có thể bị tím tái. Áp lực từ tĩnh mạch khiến máu bị dồn lại một chỗ và dẫn tới hiện tượng sưng phù vùng mặt và cánh tay. Ngoài ra, nhiều người còn xuất hiện những cục u sưng tấy ở dưới cánh tay, ở cổ, trên xương đòn hoặc vùng háng.
Bệnh máu trắng dấu hiệu
Hay bị các bệnh nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng này thường không có tiến triển tốt ngay cả khi sử dụng kháng sinh hay các liệu pháp điều trị khác. Các triệu chứng bao gồm ho, sốt, chảy nước mũi. Trẻ bị mắc bệnh ung thư máu thường dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.
Khó thở: Cảm giác đau khi thở cần được coi là một triệu chứng nguy hiểm cần phải đưa đi cấp cứu ngay. Trẻ có thể bị ho hay thở khò khè. Tình trạng khó thở này có thể là do các hạch bạch huyết bị sưng phồng ở vùng ngực làm chèn ép lên khí quản.
Các triệu chứng ở bụng: Chúng ta có thể thấy mất cảm giác ngon miệng hay không thể ăn uống như bình thường dẫn đến sụt cân. Trong một vài trường hợp, các bác sĩ có thể cảm nhận được vùng bụng bị sưng phù. Nguyên nhân là do các tế bào máu trắng tập trung tại vùng lách, gan và thận khiến các bộ phận này bị phì đại.
Bầm tím và dễ chảy máu: Chúng ta dễ bị các vết bầm tím hay các đốm đỏ tím trên da (petechiae) do tình trạng vỡ các mạch máu nhỏ. Người bị bệnh bạch cầu thường dễ bị chảy máu hơn bình thường khi gặp một chấn thương nhỏ hay bị chảy máu mũi.
Bệnh máu trắng nguyên nhân
Bệnh máu trắng nguyên nhân có thể là do những yếu tố sau:
- Do di truyền khi trong gia đình có người thân từng bị.
- Các hội chứng rối loạn máu cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh máu trắng.
- Với những trẻ em mắc hội chứng Down, do có sự thay đổi nhiễm sắc thể nhất định nên trẻ em bị Down sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
- Những người bệnh nhân đã từng điều trị các bệnh ung thư khác bằng xạ trị, dược phẩm cũng rất dễ mắc bệnh.
- Do con người đã tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chất phóng xạ như formaldehyde, benzene từ môi trường sống và làm việc.
Bệnh máu trắng nguyên nhân
Cách chữa bệnh máu trắng
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu, là bệnh mãn tính hay cấp tính và giai đoạn ung thư đã phát triển. Các phương pháp điều trị đều được các bác sĩ cân nhắc những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn sao cho phù hợp nhất với những bệnh nhân khác nhau. Cách chữa bệnh máu trắng thường được áp dụng là:
Liệu pháp miễn dịch: Để cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch, bác sĩ sẽ điều trị xoay quanh việc sử dụng các tế bào được tạo ra từ các sinh vật sống. Đây là một loại trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích: Sử dụng các loại thuốc tấn công các khu vực dễ tổn thương trong tế bào ung thư.
Liệu pháp sinh học: Để cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể tốt hơn, làm chậm sự tăng trưởng tế bào ung thư máu, tiêu diệt các tế bào ung thư máu, bác sĩ sẽ truyền chất kháng thể vào người bệnh. Từ đó giúp hệ miễn dịch của bạn nhận biết và tấn công các tế bào ung thư bạch cầu.
Cấy ghép tủy xương: Để kìm hãm sự gia tăng bạch cầu đột biến, kích thích sinh ra hồng cầu thì bác sĩ sẽ thay thế phần tủy xương đã bị hỏng bằng cách cấy ghép tế bào gốc.
Xạ trị: Bác sĩ sẽ ngăn chặn sự phát triển của chúng, làm tổn thương các tế bào bệnh bạch cầu bằng cách sử dụng tia X hoặc các chùm năng lượng cao.
Hóa trị: Bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư (tế bào bạch cầu bất thường).
Cách chữa bệnh máu trắng
Bệnh máu trắng sống được bao lâu?
Bệnh máu trắng sống được bao lâu, dài hay ngắn còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như:
- Thể trạng, sức khỏe người bệnh: Nếu sức khỏe người bệnh tốt thì khả năng tiếp nhận điều trị sẽ tốt và hiệu quả hơn so với những người có sức khỏe yếu, cơ thể suy nhược.
- Thời gian phát hiện bệnh: Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn bởi lúc này bệnh vẫn còn nhẹ và chưa tiến triển nhiều.
- Tuổi tác: Người tuổi trẻ bị bệnh máu trắng sẽ có năng lượng sống cao hơn so với người già khi bị mắc căn bệnh này.
- Loại bệnh: Tùy từng loại bệnh mà thời gian sống của người bệnh sẽ khác nhau.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết bệnh máu trắng là gì, bệnh máu trắng có nguy hiểm không, dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bệnh máu trắng. Hy vọng bài viết này hữu ích cho cuộc sống của bạn, cảm ơn bạn đã đọc bài viết này!
Xem thêm: Phi lợi nhuận là gì? Đặc điểm, mục đích phi lợi nhuận là gì?
Phi lợi nhuận là gì? Đặc điểm, mục đích của phi lợi nhuận
Ngụ binh ư nông là gì? Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông
Come across là gì? Các giới từ đi chung với động từ Come
Put away là gì? Cấu trúc của put away trong câu
Xương quai xanh là gì? Xương quai xanh có tác dụng gì
Đường cơ sở là gì? Ý nghĩa của đường cơ sở của Việt Nam
UPU là gì? Cuộc thi viết thư quốc tế UPU cần tiêu chuẩn ra sao