Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì? Lịch sử nhà Lý
Nhà Lý đôi khi gọi là nhà Hậu Lý là một triều đại trong nền quân chủ Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 10 âm lịch năm 1009 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin giải đáp giúp các bạn câu hỏi năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì cùng các chính sách, bộ luật trong thời đại này.
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì?
Nội Dung Bài Viết
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì?
Lý Công Uẩn lên ngôi vua vào tháng 10 năm 1009 lấy niên hiệu là Thuận Thiên. Tới năm 1054 Lý Thánh Tông đã đổi nước thành Đại Việt – Bắt đầu một kỷ nguyên rực rỡ nhất trong lịch sử Việt. Sau khi đổi tên nước, tháng 10 năm 1010 vua Lý Thái Tổ cũng đã dời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La. Thành Đại La sau này được đổi tên thành thành Thăng Long và vẫn tồn tại đến bây giờ.
Sau khi vua Lê Hoàn mất vào năm 1005 Lê Long Đĩnh đã lên ngôi và trở thành ông vua tàn bạo nhất trong triều đại nhà Lê – vị vua khiến ai ai cũng căm giận. Tuy nhiên, Lê Long Đĩnh chỉ có thể trị vì đất nước 4 năm, mất năm 1009. Do các con của vua đều còn quá nhỏ không thể chấp chính nên các quan lại đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Lý Công Uẩn được biết đến là con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Ông là quan của nhà Lê được mọi người nhận xét là một vị quan có đức, có uy, có học được triều thần nhà Lê quý trọng. Khi bị bạo quân Lê Long Đĩnh mấy ông đang giữ chức Điện tiền Chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân tại Hoa Lư. Nhận được sự giúp đỡ của triều thần cùng thiền sư Vạn Hạnh. Lý Công Uẩn đã nhanh chóng lên ngôi vua thành lập nhà Lý.
Nhà Lý đã từng trải qua 09 đời vua gồm:
- Lý Thái Tổ (1010 – 1028), tên húy Lý Công Uẩn.
- Lý Thái Tông (1028 – 1054), tên húy Lý Phật Mã.
- Lý Thánh Tông (1054 – 1072), tên húy Lý Nhật Tôn.
- Lý Nhân Tông (1072 -1127), tên húy Lý Càn Đức.
- Lý Thần Tông (1127 – 1138), tên húy Lý Dương Hoán.
- Lý Anh Tông (1138 – 1175), tên húy Lý Thiên Tộ.
- Lý Cao Tông (1175 – 1210), tên húy Lý Long Cán.
- Lý Huệ Tông(1210 – 1224), tên húy Lý Hạo Sảm.
- Lý Chiêu Hoàng (1224 – 1225), tên húy Lý Thiên Hinh Nữ.
Nhà Lý chấm dứt khi Lý Chiêu Hoàng bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 lúc đó, bà chỉ mới có 7 tuổi.
Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở thời đại nào có tên là gì?
Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta xuất hiện ở thời đại nào có tên là gì?
Bộ luật hành văn đầu tiên của nước ta được biên soạn dưới thời Lý vào năm 1042 có tên là bộ luật Hình thư. Bộ luật này được biên soạn nhằm thay thế cho các quy chế, luật lệ, chiếu chỉ ở các đời trước.
Trong Đại Việt thông sử bộ luật Hình thư trong đời Lý Thái Tông có 3 quyển đến hiện tại đã thất truyền gần hết. Tuy không được biết đến và có nhiều ghi chép như bộ luật Hình thư thời Lý nhưng qua các ghi chép trong sách sử cũ chúng ta cũng có thể mường tượng ra phần nào tính chất cùng pháp luật trong thời Lý.
Bộ luật Hình thư ra đời đã giúp giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến kiện tụng trong nước. Nhờ có bộ luật này mà giúp cho việc xử lý kiện tụng đơn giản hơn, tránh làm oan uổng cho những người dân lương thiện.
Theo em chính sách ngụ binh ư nông là gì
Theo em chính sách ngụ binh ư nông là gì
Ngụ binh ư nông là chính sách được sử dụng trong thời chiến. Đây là một trong những nét đặc sắc nhất trong chiến lực của quân đội nước ta. Chính sách này cũng đã được duy trì liên tục từ ngày đầu thành lập quân đội cho đến hiện nay.
Chính sách ngụ binh ư nông thường được hiểu đơn giản gửi binh ở nhà nông. Chiến thuật này giúp đảm bảo lực lượng tham gia sản xuất trong thời bình và cũng đảm bảo lực lượng quân đội khi chiến tranh xảy ra.
Chinh sách này được phát triển là do nhu cầu bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc, chính quyền cùng nhu cầu sản xuất trong nước đều trở nên cấp thiết trong cùng 1 thời điểm. Bất cứ nhu cầu nào cũng vô cùng quan trọng dù là việc bảo vệ đất nước hay tham gia vào hoạt động sản xuất hằng ngày. Cũng vì vậy mà chính sách đưa quan về làm nông đã được sinh ra. Việc đưa quân đội về làm nông cũng góp phần giảm gánh nặng về lượng thực nuôi quân cho triều đình và cho người dân.
Ngụ binh ư nông là sự kết hợp hài hoà giữa quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự. Có thể đảm bảo lượng thực trong thời bình cũng có thể chuyển từ dân thành quân nhanh chóng, kịp thời trong thời chiến. Nhờ có chính sách này mà triều đình có thể đảm bảo được số lượng binh lính cần có mà không ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp vẫn được duy trì ổn định.
Thời Lý có số quân tham chiến chống nhà Tống khoảng 10 vạn người, thời Trần khi có chiến tranh chống quân Nguyên có hơn 20 vạn quân, sang thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động 26-30 vạn quân.
Chính sách ngụ binh ư nông cũng đã phản ánh được tư duy nông binh bất phân có nghĩa là không phân biệt nông dân cùng quân đội. Đối với nước ta, ở đâu có dân ở đó có quân. Tiêu chí xây dựng quân đội này vô cùng phù hợp với việc xây dựng quân đội quốc phòng cho một đất nước nhỏ, ít người và cần duy trì cả việc sản xuất, xây dựng tiềm lực cùng đánh giặc, bảo vệ đất nước.
Tới những thời đại sau thời Lê sơ thì chính sách này lại không còn được áp dụng nữa. Nguyên nhân chính gây ra việc này là do việc chiến tranh diễn ra triền miên trên cả nước. Ngay cả trong thời đại Tây Sơn, khi trình độ quan sự phát triển cao hơn những thời đại trước rất nhiều thì vì yêu cầu tác chiến liên tục cũng không cho phép những người cầm quyền duy trì chính sách ngụ binh ư nông.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông
- Đáp ứng được nhu cầu bảo vệ đất nước và bảo vệ chính quyền cai trị mà không gây ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất, làm kinh tế trong nước.
- Giúp liên kết hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp, giữa kinh tế và quân sự, chuyển hóa nhanh từ thời (gian) bình và sang thời (gian) chiến khi cần.
- Chính sách ngụ binh ư nông phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất nhỏ, ít người.
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm mục đích gì
Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm mục đích gì
Mục đích chính khiến nhà Tống xâm lược Đại Việt là do muốn giải quyết những khó khăn trong nước như:
- Cạn kiệt ngân khố, giải quyết những vấn đề nguy gấp trong tài chính.
- Giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ triều đình nhà Tống.
- Giải quyết những cuộc nổi loạn của nhân dân tại nhiều nơi trên toàn quốc.
- Tìm thêm tiềm lực để đấu tranh với những cuộc quấy nhiễu của hai nước Liêu – Hạ tại phía Bắc nhà Tống.
Lịch sử không chỉ là một môn học trên trường lớp, lịch sử chính là các sự kiện đã được diễn ra. Là công sức, mồ hôi, nước mắt và máu của cha ông khi xưa. Lịch sử ở mỗi chiều đại đều có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con cháu hậu thế sau này. Trong bài viết phía trên chúng tôi cũng đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là gì cùng bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về lịch sử Việt Nam cùng các chính sách thời kỳ nhà Lý.
Xem thêm: Dị tính có nghĩa là gì? Giải nghĩa dị tính, song tính
Dị tính có nghĩa là gì? Giải nghĩa dị tính, song tính
Phát kiến địa lí là gì? Ý nghĩa của phát kiến địa lí
Doujin là gì? Tìm hiểu về Doujin cùng Doujinshi
Tuỳ bút là gì? Một số đặc điểm của thể loại tuỳ bút
Tính chất của cuộc cách mạng Pháp 1789 là gì
Nhiệm vụ của trồng trọt là gì? Tổng quan về trồng trọt
Phông bạt là gì? Ý nghĩa thực sự của từ phông bạt