Tìm hiểu về nhiệm vụ của cấm quân là gì trong lịch sử?

“Cấm quân” hẳn là một từ vô cùng quen thuộc với chúng ta thông qua các bộ truyện hay các bộ phim cổ trang của Trung quốc rồi phải không? Vậy, bạn có thực sự hiểu cấm quân là gì và nhiệm vụ của cấm quân là gì trong các triều đại xa xưa không? Cùng chúng tôi tìm hiểu về cấm quân trong bài viết dưới đây nhé.

Cấm quân là gì?

Nội Dung Bài Viết

Cấm quân là gì? 

Cấm quânmột trong những đội ngũ thuộc lục quân triều đình và là đội quân trực thuộc quyền lực của hoàng đế trong thời đại phong kiến. Đội cấm quân có nhiệm vụ canh gác hoàng đế hoặc hoàng cung và kinh thành. Do thời gian, nền văn hóa và vùng miền khác nhau, nên có những tên gọi khác đồng nghĩa với nhau, chẳng hạn như hoàng đế, Vệ binh , Cận vệ, Hoàng vệ, v.v. Sau khi thời đại phong kiến ​​sụp đổ, những cái tên này trở thành danh hiệu quân sự, được trao cho các đơn vị lập được công trạng đặc biệt. Trong thời hiện đại, ngoại trừ một số quốc gia quân chủ lập hiến vẫn duy trì quân đội cấm chính thống, các quốc gia khác không do quân chủ cai trị trên danh nghĩa, chẳng hạn như các nước dân chủ, các nước xã hội chủ nghĩa , v.v., đều có lực lượng quân sự tương tự như “hiến binh” hoặc lực lượng an ninh.

Theo lịch sử Việt Nam thì đội ngũ cấm quân đầu tiên của nước ta được thành lập vào năm 1009 thuộc nhà Lý. Khi vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê là Lê Long Đĩnh qua đời con trai nhỏ của ông là Lý Công Uẩn lên làm hoàng đế thì nhà Lý cũng chính thức được thành lập. Nhà lý xây dựng quốc gia với phương châm là phát triển toàn diện mọi mặt từ văn hoá, xã hội đến giáo dục và quân đội. Quân đội của nhà Lý được chia làm 2 bộ phận chính là cấm quân và quân địa phương. 

Đội ngũ cấm quân trong thời kỳ nhà Lý là những thanh niên khỏe mạnh được tuyển chọn kỹ càng trong cả nước. Đội quân này được đào tạo đặc biệt để bảo vệ nhà vua cùng triều đình và cung điện hoàng thành. Các bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng cấm quân chính là lực lượng tinh nhuệ được tuyển chọn, đào tạo kỹ càng từ dân chúng để bảo vệ an toàn cho nhà vua và triều đình. 

Nhiệm vụ của cấm quân là gì?

Nhiệm vụ của cấm quân là gì?

Trong mỗi thời kỳ trong lịch sử của nước ta thì đội ngũ cấm quân lại được sử dụng một cách khác nhau. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đầu năm Thuận Thiên thứ 2 thời Lý Thái Tổ (1011), nhà vua cho đặt quân tả hữu túc xa, tức quân hầu hai bên xe vua, gồm hai đội tả và hữu, mỗi đội đều 500 người. Sang thời Lý Thái Tông, năm 1051, lại đặt thêm quân tùy xa long, gồm đối nội và ngoại, sai Tả kiều vệ tướng quân Trần Nẫm trông coi.

Lý Thái Tổ băng hà tháng 3 năm 1028 thì xảy ra sự kiện “loạn tam vương”, ba người con vua là các vương Đông Chinh, Dực Thánh và Vũ Đức dấy binh định cướp ngôi của thái tử Lý Phật Mã. May có tướng quân Lê Phụng Hiểu chỉ huy các vệ sĩ trong cung mở cửa ra đánh, chém chết Vũ Đức vương, đuổi đánh hai vương Đông Chinh và Dực Thánh. Tuy nhiên, sử sách không ghi rõ các vệ sĩ có công dẹp loạn thuộc các vệ cấm quân nào.

Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tông đã cho đặt 10 vệ điện tiền cấm quân, gồm các vệ Quảng Thánh, Quảng Vũ, Ngự Long, Bổng Nhật, Trừng Hải, mỗi vệ đều chia ra tả hữu trực, đi quanh để bảo vệ bên trong cấm thành.

“Đại Việt sử ký toàn thư” cho biết, năm 1104, đời Lý Nhân Tông, nhà vua cho định lại binh hiệu của quân cấm vệ, nhưng không ghi rõ các hiệu là gì. Tháng 3 năm 1118, sử sách đã ghi chép triều đình lấy các đại hoàng nam (trai tráng trên 20 tuổi) khỏe mạnh sung vào làm binh các đội Ngọc Giai, Hưng Thánh, Vũ Đô và Ngự Long, tất cả 350 người. Sang năm 1119, “Toàn thư” cho biết vào tháng 10, vua duyệt sáu binh tào Vũ Tiệp, Vũ Lâm…, người nào mạnh khỏe cho làm hỏa đầu ở các đội quân Ngọc Giai, Hưng Thánh, Bổng Nhật, Quảng Thành, Vũ Đô, còn bậc dưới thì chỉ làm binh ở 4 quân này.

Khi vua Lý Nhân Tông băng hà năm 1128, hoàng thái tử Dương Hoán lên ngôi trước linh cữu. Để đảm bảo an toàn cho lễ đăng quang, tân vương hạ lệnh cho Vũ vệ Lệ Bá Ngọc truyền bảo quân hầu và các quan văn võ lui ra ngoài cửa Đại Hưng, sai các người giữ thành đóng cửa canh phòng cẩn mật, không cho ai ra vào, sai cấm quân cầm binh khí đứng ở dưới điện Thiên An, rồi mới lệnh cho quân lính mở cửa nách bên hữu, gọi các quan vào Long Trì, sai Bá Ngọc truyền bảo các vương hầu và các quan văn võ vào để tuyên bố Thái tử kế vị. Nhờ có công phò tá vua lên ngôi, Lê Bá Ngọc từ chức Vũ vệ được thăng lên làm Thái úy, thăng tước hầu; nội chi hậu quản giáp Lý Sơn làm Điện tiền chỉ huy sứ, tước Đại Liêu Ban.

Khi Lý Cao Tông mới lên nối ngôi, Chiêu Linh thái hậu âm mưu lật đổ nhà vua để đưa con mình là hoàng tử Long Xưởng lên nắm quyền, nhưng nhờ có Tô Hiến Thành trực tiếp quản lĩnh cấm binh, “nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, người trong nước đều quy phục”, nên ngôi vua được giữ vững.

Thời vua cuối cùng của triều Lý là Lý Chiêu Hoàng, chức Điện tiền chỉ huy sứ do Trần Thủ Độ nắm, có quyền coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị, nhờ đó, ông có đủ khả năng ép nữ hoàng phải nhường ngôi cho cháu mình là Trần Cảnh, bắt đầu triều đại nhà Trần.

Vào thời Trần Thái Tông, năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 10 (1241), sử chép rằng triều đình nhà Trần “chọn người có sức khỏe, am hiểu võ nghệ sung làm quân Túc vệ thượng đô”. Năm 1239, vua Trần Thái Tông ra lệnh cải tổ quân đội cả nước, chia quân làm 3 bậc Thượng, Trung và Hạ. Trong đó, cấm quân thuộc bậc Thượng, đóng quanh khu vực kinh đô Thăng Long và hành cung Thiên Trường.

Theo “Toàn thư”, năm 1245, triều Trần lại sung những người khỏe mạnh làm quân các hiệu Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần; đinh tráng các lộ Thiên Trường và Long Hưng (đều là đất căn bản của nhà Trần) sung vào các quân Thiên Thuộc, Thiên Cương, Chương Thánh và Củng Thần; đinh tráng lộ Hồng và lộ Khoái sung quân tả hữu Thánh Dực; lộ Trường Yên và lộ Kiến Xương sung vào Thánh Dực, Thần Sách. Còn các lộ khác thì sung vào cấm quân trong Cấm vệ. Hạng thứ ba thì sung vào đoàn đội trạo nhi (hoặc gọi là phong đội).

Thời Lê, lúc Lê Nhân Tông mới lên ngôi, do hạn hán, sâu lúa dẫn đến mất mùa, dân thì nghèo, mà số vệ sĩ tăng nhiều, lương cấp không đủ, nên nhà vua đã ra lệnh chỉ cho quản lĩnh ngự tiền vũ đội cho chia quân thành ba phiên thay nhau túc trực để được về nhà viếng thăm cha mẹ. Đồng thời, nhà vua cũng cho giảm bớt số tướng hiệu (chỉ huy) ở các vệ quân. Như các quân ngự tiền mỗi quân trước có 8 viên, nay chỉ giữ lại 2 viên. Năm quân Thiết Đột, mỗi quân trước có 4 viên.

Trong sự biến Diên Ninh năm 1459, Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân đưa quân bắc thang, trèo thành vào cung cấm giết chết vua Lê Nhân Tông và Tuyên Từ hoàng thái hậu, có sự giúp sức đắc lực của Lê Đắc Ninh là Đô chỉ huy giữ cấm binh đương phiên trực, do Đắc Ninh đã đem quân giúp kẻ phản nghịch. Đến khi các quan lật đổ Lê Nghi Dân, đưa Lê Thánh Tông lên ngôi, Lê Đắc Ninh đã bị xử tử. Thời Lê Thánh Tông, quân Cấm vệ ở Kinh đô gồm 2 vệ Kim Ngô và Cẩm Y, 4 vệ Hiệu Lực, 4 vệ Thần Vũ, 6 vệ Điện Tiền, 4 vệ Thuần Tượng, 4 vệ Mã Bế (các đội voi, ngựa).

Thời Nguyễn, trực tiếp bảo vệ vua và cấm thành gọi là Thân binh gồm các vệ Cẩm Y, Kim Ngô, Tuyển Phong và doanh Vũ Lâm. Cấm binh thời Nguyễn gồm nhiều vệ, nhưng chủ yếu mang tính chất nghi lễ, phục dịch hay hầu cận.

Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?

Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào? Nhiệm vụ của quân địa phương là gì?

Quân địa phương hay quân Các lộ là tổ chức vũ trang mới được hình thành dưới triều Trần, nhiệm vụ chính là bảo vệ địa phương, công cụ quyền lực của bộ máy chính quyền nhà nước ở các lộ. Tổ chức hành chính quốc gia dưới triều Trần gồm 12 lộ có 1 quân và 20 đô phong đoàn để giữ gìn an ninh và trật tự an toàn cho địa phương.

Những vị trí quan trọng, triều đình cho phép biên chế lực lượng vũ trang địa phương được nhiều hơn nơi khác theo quy định chung (ví như lộ Sơn Nam có tới 4 quân, lộ Hải Đông có 2 quân). Đứng đầu tổ chức quân sự của mỗi lộ là một viên Tổng quản.

Quân Vương hầu dưới thời nhà Trần phát triển mạnh, triều đình cho phép mỗi vương hầu được tổ chức một đội quân riêng lên tới 1000 người (theo quy chế do triều đình ban hành năm 1254, gấp đôi quân số nhà Lý).

Lực lượng bán chuyên nghiệp gọi là Sương quân (còn gọi là quân Tứ sương) được tổ chức ở kinh đô và các địa phương trong cả nước, hệ thống biên chế tổ chức trong các đơn vị Sương quân gồm có các đô, mỗi đô biên chế 10 ngũ, mỗi ngũ có số lính từ 5-8 người. Quân lính biên chế trong lực lượng này sau mỗi thời hạn làm nhiệm vụ canh gác vòng ngoài thành hoặc phục dịch được luân phiên trả về các gia đình để làm ruộng tự túc, khi cần lại gọi vào quân ngũ, như chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý (kết hợp nghĩa vụ binh dịch với sản xuất tự túc của các đinh tráng, khi cần nhà nước phong kiến lại huy động bổ sung vào các sắc lính).

Nhà Trần lần đầu tiên trong lịch sử đã thực hiện chế độ đăng ký đinh tráng (như một kiểu đăng ký nghĩa vụ quân sự ngày nay) cho tất cả các đinh tráng, để khi có chiến sự sẵn sàng huy động được nhanh nhất lực lượng bổ sung cho quân đội.

Đăng ký đinh tráng theo ba hạng: thượng, trung, hạ (tương đương như nhất, nhì, ba) và tùy theo tính chất của mỗi đơn vị và loại quân mà gọi bổ sung. Ví dụ như hạng thượng (nhất) gồm những đinh tráng là người thuộc dòng dõi họ Trần ở quê hương, được gọi bổ sung cho các đơn vị Cấm quân mang phiên hiệu Thiên, Thánh, Thần; đinh tráng đăng ký ở hạng trung (nhì) bổ sung cho các đơn vị thuộc đội quân các lộ, còn đinh tráng đăng ký ở hạng hạ (ba) gọi sung vào quân các đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm hay phục vụ như chèo thuyền, khuân vác…

Nguyên tắc (đường lối chỉ đạo) xây dựng lực lượng vũ trang dưới thời nhà Trần là “quân quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (số lượng ít nhưng phải tinh nhuệ). Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà Trần đã cho mở các trung tâm huấn luyện quân sự ở nhiều nơi để huấn luyện tướng lĩnh, thực hành binh pháp, rèn luyện võ nghệ, thường xuyên duyệt đội ngũ, điển hình là trung tâm Giảng Võ đường ở kinh thành Thăng Long (Hà Nội).

Trước khi đưa quân đội vào chiến đấu, nhà Trần thường triệu tập quân về một nơi để “tổng diễn tập” nhằm thống nhất quân lệnh, cách đánh, hiệp đồng chiến đấu.

Quân đội nhà trần tổng diễn tập trước khi chiến đấu

Quân đội nhà Trần là quân đội đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam có được một hệ thống lý luận quân sự thống nhất trong toàn quân với các bộ binh thư có giá trị như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư do Trần Quốc Tuấn, người anh hùng dân tộc, nhà quân sự thiên tài soạn thảo để toàn quân học tập.

Quân Trần đã có sự phát triển lực lượng thủy binh khá mạnh, với đội thuyền chiến lên tới hàng ngàn, mỗi thuyền chiến biên chế từ 50 – 60 người gồm có lính chèo thuyền và lính trực tiếp chiến đấu.

Quy mô lực lượng thuyền chiến của Quân đội Trần khá lớn, được phân thành các loại, như Đại chiến thuyền (thuyền lầu, thuyền chở quân đổ bộ…); Trung thuyền (các thuyền đối thủy, để chống chọi với thủy quân địch); và Khinh thuyền (các loại thuyền nhỏ làm nhiệm vụ liên lạc).

Trang bị của Quân đội nhà Trần chủ yếu vẫn là “vũ khí lạnh” như cung nỏ, gươm, giáo, lao, mộc đồng thời đã có bước phát triển mới, các đơn vị thủy binh được trang bị hỏa khí hình ống, tương tự như hỏa đồng, hỏa tiễn của thời kỳ sau.

Trên đây là những thông tin cơ bản về nhiệm vụ của cấm quân là gì cùng những thông tin cơ bản về đội cấm quân. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về đội cấm quân cùng ý nghĩa của đội cấm quân trong lịch sử nước ta.

Xem thêm: Cảnh sát cơ động là gì? Các loại cảnh sát thường thấy

Thắc mắc -