Ở cữ là gì? Bí quyết ở cữ cho mẹ hiện đại

Ở cữ là gì? Ở cữ để làm gì và có ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về thời gian ở cữ sau sinh cùng các bí quyết trong thời kỳ ở cữ ở bài viết dưới đây.

Ở cữ là gì? Khái niệm kiêng cữ là gì

Nội Dung Bài Viết

Ở cữ là gì? Khái niệm kiêng cữ là gì

Ở cữ hay kiêng cữ sau sinh là giai đoạn để người mẹ nghỉ ngơi, phục hồi, bồi bổ sức khỏe sau quá trình mang thai và sinh nở. 

Trong thời gian ở cữ, thông thường thì người phụ nữ chủ yếu sẽ chỉ nằm trên giường kết hợp cùng các vận động nhẹ nhàng như đi bộ, hoạt động chân tay nhẹ để kích thích trao đổi máu. Việc áp dụng các biện pháp kiêng cữ khoa học có thể giúp người mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, vóc dáng. Việc ở cữ tại các nước Châu Á khác cũng được gọi với nhiều cái tên khác nhau. Ví dụ như ở Trung Quốc việc kiêng cữ sau sinh thường được gọi với cái tên là sitting the month, ở Nhật Bản hoạt động này lại được gọi với cái tên là Sango no hidachi còn ở Hàn Quốc là amchilil.

Sau khi sinh con người mẹ có thể xuất hiện một số thay đổi về thể chất. Người mẹ sau khi mang thai và sinh con cũng có thể xuất hiện một số biến chứng sau: 

Việc băng huyết sau sinh có thể xuất hiện ngay trong quá trình sinh nở và có thể xử lý ngay nhưng cũng có nhiều bà mẹ có thể bị xuất huyết kéo dài đến 6 tháng sau sinh. Việc ở cữ đúng cách có thể giúp các bạn hạn chế biến chứng sau sinh cũng giúp cơ thể của mẹ phục hồi được nhanh chóng hơn.

Kiêng cữ sau sinh thường kéo dài bao lâu

Kiêng cữ sau sinh thường kéo dài bao lâu 

Tùy thuộc vào văn hóa, tập tục tại mỗi khu vực, mỗi quốc gia khác nhau mà thời gian ở cữ của phụ nữ sau sinh cũng khác nhau. Tại Việt Nam, việc kiêng cữ của các mẹ sau sinh được chia thành 2 trường phái là: 

Bí quyết ở cữ cho bà mẹ hiện đại

Bí quyết ở cữ cho bà mẹ hiện đại

Điều chỉnh cuộc sống hàng ngày sau khi sinh em bé có những thách thức của nó, đặc biệt nếu bạn mới làm mẹ lần đầu. Mặc dù việc chăm sóc cho bé con của bạn cần được đặt lên hàng đầu nhưng việc quan tâm đến sức khỏe bản thân cũng không thể lơ là.

Hầu hết các bà mẹ mới sinh đều cần nghỉ ngơi trong ít nhất 6 tuần mới có thể quay trở lại làm việc như bình thường. Điều này cho phép thời gian để các mẹ thích nghi và phát triển theo một lịch trình sinh hoạt mới. Vì em bé phải được cho ăn và thay đổi thường xuyên, bạn có thể bị mất ngủ về đêm. Nó có thể khiến bạn bực bội và mệt mỏi. Thế nhưng, tình trạng mệt mỏi, khó chịu này cũng sẽ trở thành một thói quen trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Để việc này nhanh chóng trở thành thói quen, bạn có thể tham khảo những bí quyết dưới đây để công cuộc ở cữ, chăm con của mình trở nên dễ dàng hơn: 

  1. Nghỉ ngơi nhiều: Ngủ nhiều nhất có thể để chống chọi với các cơn mệt mỏi, căng thẳng. Con bạn có thể thức dậy sau mỗi hai đến ba giờ để bú. Để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ, hãy ngủ khi trẻ ngủ.
  2. Tìm kiếm sự giúp đỡ: Đừng ngần ngại nhận sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè trong giai đoạn hậu sản, cũng như sau giai đoạn này. Cơ thể của bạn cần được nghỉ ngơi, điều dưỡng và sự giúp đỡ thiết thực từ người thân có thể giúp bạn được nghỉ ngơi cần thiết. Bạn bè hoặc gia đình có thể chuẩn bị bữa ăn, làm việc vặt hoặc giúp chăm sóc những đứa trẻ khác trong nhà.
  3. Ăn các bữa ăn lành mạnh: Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein. Bạn cũng nên tăng lượng nước uống vào, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú.
  4. Tập thể dục: Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào bạn có thể tập thể dục. Hoạt động không nên vất vả. Hãy thử đi dạo gần nhà bạn. Sự thay đổi của khung cảnh rất sảng khoái và có thể làm tăng mức năng lượng của bạn.

Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái

Sau khi sinh con, có đến 80% phụ nữ có thể phát triển chứng ‘baby blues’ từ ngày thứ ba đến ngày thứ mười sau khi sinh. Cảm giác này sẽ qua đi trong một hoặc hai ngày và khác với chứng trầm cảm sau khi sinh (PND).

Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng trầm cảm xuất hiện trong vòng 12 tháng sau khi sinh con, thường là trong vài tuần hoặc vài tháng đầu. Nó có thể nhẹ hoặc nặng, và có thể bắt đầu dần dần hoặc đột ngột.

Các triệu chứng của PND bao gồm:

Đã có rất nhiều trường hợp ghi nhận rằng các mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể tự làm hại bản thân và chính con của mình. Cách tốt nhất để tránh được căn bệnh này chính là hãy luôn giữ cho tâm trạng thoải mái. Đừng quá đặt nặng bất cứ chuyện gì, hãy nghĩ tích cực giữ cho bản thân luôn vui vẻ, hướng về phía trước.

Bà đẻ kiêng ăn gì

Bà đẻ kiêng ăn gì

Dưới đây là những thực phẩm, đồ uống các mẹ cần tuyệt đối tránh sử dụng trong thời gian ở cữ và cho con bú:

  1. Caffeine: Không chỉ trà và cà phê mới chứa caffein mà còn có trong sôcôla và nhiều loại nước tăng lực và nước ngọt. Sẽ tốt hơn nếu bạn cắt giảm caffeine trong khi ở cữ và cho con bú vì nó là một chất kích thích có thể khiến con bạn bồn chồn, cáu gắt, khó chịu. Nếu bạn uống caffeine, hãy cố gắng không uống quá 300mg mỗi ngày. 
  2. Rượu, bia: Hãy tránh xa các loại đồ uống có cồn như rượu, bia trong thời gian ở cữ. Việc thường xuyên uống các loại đồ có cồn này có khả năng gây hại cho em bé của bạn. Nếu bắt buộc phải uống thì hãy để hai đến ba giờ sau khi uống rượu rồi mới cho con bú. Điều này giúp rượu có thời gian rời khỏi sữa mẹ. Một lựa chọn thay thế là vắt sữa trước khi uống bất kỳ loại rượu nào, sau đó có thể cho bé bú bình. 
  3. : Sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu bạn ăn 2 bữa cá mỗi tuần, nhưng khi bạn đang cho con bú và ở cữ thì hãy lưu ý:

Trên đây là tổng hợp thông tin trả lời cho câu hỏi ở cữ là gì. Hy vọng rằng thông qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về ở cữ cùng bí quyết ở cữ cho các bà mẹ hiện đại nhé!

Xem thêm: Vệ sinh cá nhân tiếng Anh là gì? Những điều bạn cần biết

Thắc mắc -